Tìm hiểu về một lĩnh vực với doanh thu hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Từ thời hoàng kim của những chiếc máy chơi điện tử arcade, cho đến sự nổi lên của những máy chơi game tại gia, ngành công nghiệp game đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ qua. Doanh thu ngành Game trong năm 2020: 165 tỷ USD.

50 năm phát triển của ngành công nghiệp game (Nguồn: Visual Capitalist)

Doanh thu ngành game điện tử tiếp tục tăng trưởng, trong đó theo thống kê của Newzoo, doanh thu trong năm 2021: 175,8 tỷ USD, năm 2022: con số này đã cán mốc 196,8 tỷ USD, dự kiến năm 2023 con số này sẽ vượt trên 200 tỷ USD, đưa ngành công nghiệp Game tiếp tục trở thành lĩnh vực media có thu nhập lớn nhất.

Cũng theo Newzoo, Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực đóng góp lớn nhất về tỷ trọng doanh thu này.

Các ông lớn đình đám trong ngành Công nghệ thông tin như Google, Apple, Microsoft, Sony… đều là những công ty tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất Game, theo thống kê của Newzoo các công ty có doanh thu cao nhất trong năm 2022 như sau:

Top 10 Game

Báo cáo từ App Annie được công bố năm 2021, trong top 10 nhà phát hành game có lượt tải nhiều nhất trên các kho ứng dụng Google và App Store tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có 5 đại diện đến từ Việt Nam

Theo thống kê của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Ngành game tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, 50% tựa game mobile được chơi nhiều nhất có nguồn gốc từ Việt Nam; 5/10 game studio hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và Australia là của Việt Nam; 1/25 game tải trên các kho ứng dụng là của Việt Nam, 70% các công ty game tại Việt Nam hướng tới người dùng toàn cầu.

Thông tin vê Ngành sản xuất Game tại Việt Nam

Thị trường game sôi động mở ra cơ hội cho các studio, nhà phát hành game có cơ hội thể hiện năng lực sản xuất vượt trội của đội ngũ nhân sự người Việt. Các tựa game đã và đang làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng nổi tiếng hiện nay như: Free Fire, Outside In: The Ultimate Friendship Test, Tip of the Spear: Task Force Elite hay Bullet Strike: Battlegrounds đều là những tựa game do người Việt sản xuất. Ngoài ra, nhiều studio trẻ cũng đã bắt đầu triển khai những tựa game mang đậm bản sắc văn hóa Việt từ phần đồ họa cho đến nội dung.

Theo thống kê mới nhất từ trang SalaryExpert, mức lương trung bình cho vị trí vị trí Game Developer là khoảng 187.000.000 VNĐ/năm (tương đương khoảng 90.000 VNĐ/giờ), mức lương của Game Artist khoảng 389.000.000 VNĐ/năm (tương đương khoảng 187.000 VNĐ/giờ), mức lương trung bình cho vị trí Game Designer và Game Programer gần bằng nhau, khoảng 449.000.000 VNĐ/năm (tương đương 215.000 VNĐ/giờ).

Lĩnh vực Game vẫn trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Ngay lúc này là thời điểm thuận lợi để các tài năng trẻ Việt yêu thích lĩnh vực Game nắm bắt cơ hội, chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng để gia nhập vào ngành công nghiệp giải trí đầy triển vọng này và khám phá những công việc phù hợp với bạn nhất tại HBcareers.

 

Ngành sản xuất game đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay. Với sự bùng nổ của thị trường game trên toàn cầu, nhu cầu về game ngày càng tăng cao. Các nhà sản xuất game đã tạo ra những sản phẩm đa dạng về thể loại và nền tảng để phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của người chơi. Nếu bạn đam mê về game, hãy cùng tôi tìm hiểu về ngành sản xuất game và tại sao nó là một ngành công nghiệp không khói nhé.

  • Tại sao ngành sản xuất game là một ngành công nghiệp không khói?

     Trong khi nhiều ngành công nghiệp khác gây ra sự ô nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường, thì ngành sản xuất game lại là một ngành công nghiệp không khói. Điều này có nghĩa là sản xuất game không ảnh hưởng đến môi trường và không gây ra các khí thải độc hại. Các nhà sản xuất game chỉ cần một máy tính và phần mềm để tạo ra sản phẩm của mình.

  • Ngành sản xuất game – một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng

       Ngành sản xuất game đang phát triển rất nhanh chóng và đang trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Các nhà sản xuất game đã tạo ra các sản phẩm độc đáo và phù hợp với mọi đối tượng người chơi. Với sự gia tăng không ngừng của nhu cầu về game, cơ hội việc làm trong ngành này cũng rất lớn. Tại Việt Nam, ngành sản xuất game đang trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và được ưa chuộng bởi các bạn trẻ.

50 năm phát triển của ngành công nghiệp game (Nguồn: Visual Capitalist)

  • Nghề lập trình viên game – nghề hot trong thời đại công nghệ số

     Trong ngành sản xuất game, lập trình viên game là một nghề hot hiện nay. Lập trình viên game được yêu cầu có kiến thức về lập trình, ngoài ra trong quá trình làm việc, lập trình viên cũng sẽ biết thêm các kỹ năng thiết kế, đồ họa, âm thanh, và các công nghệ khác liên quan đến game. Việc học lập trình viên game không chỉ giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, mà còn giúp bạn phát triển những kỹ năng quan trọng như khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, làm việc trong ngành sản xuất game còn đòi hỏi các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả.

     Nếu bạn đam mê về game và muốn tham gia vào ngành sản xuất game, đừng lo lắng nếu bạn không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này. Ngành sản xuất game đang mở rộng và cần người có nhiệt huyết và đam mê để tham gia vào đó. Bạn có thể học tập và đào tạo những kỹ năng cần thiết thông qua các khoá học đào tạo, các khóa học trực tuyến và các trung tâm đào tạo độc lập. Việc học tập sẽ giúp bạn có được kiến thức về lập trình, đồ họa, âm thanh và nhiều kỹ năng khác liên quan đến game.

     Để thành công trong ngành sản xuất game, bạn cần có sự kiên trì và nỗ lực. Tìm hiểu các công ty sản xuất game và các studio độc lập, học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm trong ngành và tham gia vào các dự án thực tế để nâng cao kỹ năng của mình. Hơn nữa, hãy luôn cập nhật và nghiên cứu các xu hướng mới trong ngành để đưa ra sản phẩm game đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

     Cuối cùng, ngành sản xuất game là một ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng và cơ hội. Hãy đam mê và cống hiến cho nó, bạn sẽ có được một sự nghiệp thành công và thú vị trong ngành này.

 

Tìm hiểu về tình hình phát triển của ngành game tại Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp và triển vọng trong tương lai. Bài viết cung cấp những số liệu thống kê và phân tích chi tiết về các thách thức mà ngành game đang đối mặt và những giải pháp đang được đưa ra để giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành game tại Việt Nam

Ngành game tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2020, tổng doanh thu của ngành game Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ USD và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Mặt khác, theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), ngành game tại Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng đến 30-40% mỗi năm và đóng góp tới 100 triệu USD cho nền kinh tế. Nhiều tựa game của các studio Việt Nam cũng đã được đánh giá cao bởi cộng đồng game thủ toàn cầu, ví dụ như Sky Garden hay Flappy Bird.

Hình ảnh minh họa

Cùng với sự phát triển đó là những thách thức cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nguồn nhân lực. Hiện nay, ngành game đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là về các chuyên gia lập trình, thiết kế game và kỹ sư đồ họa.

Để giải quyết vấn đề này, các trường đại học và trung tâm đào tạo ngành game tại Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, cùng với sự hỗ trợ từ các công ty sản xuất game lớn. Ngoài ra, các chương trình học tại các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm xây dựng chương trình cập nhật, bám sát với nhu cầu nguồn nhân lực của các Studio Game cũng đang được triển khai, giúp cho những người có nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực này có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Vấn đề về sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác cũng là một thách thức lớn đối với ngành game Việt Nam. Để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững, ngành game Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những trò chơi độc đáo và có tính sáng tạo cao, cùng với việc đầu tư vào marketing và quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả.

Ngoài ra, việc thúc đẩy sự đổi mới và đột phá công nghệ, cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra các chính sách hỗ trợ cho các công ty phát triển game cũng sẽ giúp cho ngành game tại Việt Nam phát triển bền vững. Đặc biệt, việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành game cũng như giữa ngành game và các ngành công nghiệp khác sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và đưa ngành game tại Việt Nam lên tầm cao mới.

Ngành công nghiệp game tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở rộng. Được mệnh danh là “công xưởng” của thế giới, các doanh nghiệp game của Việt Nam đóng vai trò cung cấp nhân lực và đảm nhận khâu develop trong chu trình tạo ra một video. Vậy hiện nay, các lập trình viên game tại Việt Nam đang sử dụng các phần mềm phát triển game nào? HB Academy sẽ giới thiệu với các bạn top 5 phần mềm được yêu thích nhất 2022.

1, Phần mềm GameMaker thuận tiện với Drag and Drop

Đúng như cái tên của mình, GameMaker là nền tảng tạo trò chơi 2D, được ra mắt bởi Yoyo Games. GameMaker còn có một cái tên quen thuộc hơn là Game Maker Studio.
Phần mềm này nổi bật với tính năng Kéo – Thả hay còn gọi là Drag and Drop. Tính năng này giúp các developer tiết kiệm được thời gian thiết kế game. Với Game Maker, bạn có thể tạo được các game trên cả 3 nền tảng Android, iOS và Windows.
GameMaker sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ C tương đối linh hoạt.
Không chỉ vậy, GameMaker Studio còn hỗ trợ rất nhiều tính năng phân tích người dùng trong game, hỗ trợ các develop phân tích và định hướng các con đường phát triển cho game, ví dụ như: khả năng trả phí, đo lường thời gian chơi game thực của người chơi game… Tất nhiên, các tính năng này đều mất phí.

2. Godot – phần mềm tối ưu cho game 2D

Nhắc đến làm game 2D, Godot là một phần mềm mà các nhà lập trình không thể bỏ qua. Godot thiết kế các công cụ hỗ trợ game 2D rất chi tiết, để đảm bảo game chạy mượt mà ngay từ khởi điểm và ít xuất hiện bug trong quá trình chạy game.
Godot nổi bật bởi cách tiếp cận kiến trúc game theo phong cách thiết kế hướng cảnh. Đây là một điểm rất độc đáo của Godot. Bởi tất cả các yếu tố làm nên một game như đồ họa, âm thanh, script đều được chia theo từng cảnh một. Một, hai, ba, hàng loạt các lớp cảnh chồng chéo, tiếp nối nhau sẽ tạo nên một thế giới game của riêng bạn.
Godot sử dụng ngôn ngữ GDScript, kết hợp với Drag and Drop để kết nối và duy trì các lớp cảnh. GDScript tương tự như Python.
Một ưu điểm đột phá khác của Godot nằm ở tính đa nền tảng của nó, hỗ trợ cho Windows, Linux, Android, iOS, Mac và cả HTML5.

3. Indie Game Maker – lắp ráp tạo thành game

Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm game, hãy thử sử dụng Indie Game Make. Phần mềm sẽ thiết lập một nền tảng cơ sở cho game, sau đó bạn sẽ lần lượt lắp ráp các phần lại để tạo ra trò chơi của riêng mình. Bạn sẽ có không gian riêng để phát triển game, thậm chí cài cắm kinh nghiệm cày game của chính mình vào trong game.
Điều đặc biệt, phần mềm này là hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên, nó lại chỉ hỗ trợ cho nền tảng Windows mà thôi.

 

4. Stencyl – công cụ nổi bật với tính tùy biến cao

Phần mềm thứ 4 HB Academy muốn giới thiệu với các bạn chính là Stencyl. Stencyl được yêu thích bởi nó cho phép người dùng mang các dấu ấn cá nhân của mình vào game. Với tính tùy biến cao, xây dựng trực tiếp trên nền tảng Flash, đặc biệt là rất dễ sử dụng ngay cả với tay mơ, Stencyl là một sự lựa chọn hoàn hảo. Phần mềm này tập trung vào thao tác Drag and Drop để làm game. Kho dữ liệu nhân vật có sẵn cũng rất phong phú. Không chỉ thế, phần mềm còn cho phép bạn đăng tải thiết kế nhân vật riêng của bạn, từ bất cứ nguồn nào để cho vào game. 

5. Unity – phần mềm làm game đỉnh cao làm game nhanh chóng và thuận tiện

Unity thực chất là một game engine đến từ công ty Unity Technologies. Lần đầu ra mắt vào năm 2005, Unity ban đầu chỉ áp dụng cho hệ điều hành OS X, đến nay, engine này đã mở rộng ứng dụng lên tới gần 30 nền tảng khác nhau. Các nhà lập trình chủ yếu sử dụng nó để phát triển và xây dựng video game trên điện thoại, máy tính và consoles (Play Staytion…).
Unity có khả năng hỗ trợ đồ họa cho cả game 2D và 3D, sử dụng ngôn ngữ C#. Với Unity Editor, các lập trình viên có thể dễ dàng tạo ra các game mượt mà từ đồ họa đến nội dung, lọt top bảng xếp hạng game trên toàn cầu. Bạn có tưởng tượng được không, Unity đã trở thành bệ phóng thúc đẩy cho hơn 50% game mobile trên thị trường ra đời, với hàng loạt cái tên đình đám như Genshin Impact, Tốc Chiến, Pokemon Go…

Nếu bạn trở thành lập trình viên Unity, hãy tham khảo ngay khóa học LẬP TRÌNH GAME VỚI UNITY tại HB ACADEMY. Với 38 buổi lý thuyết kết hợp với thực hành, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và trở thành lập trình viên Unity chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, trong quá trình học tập, bạn sẽ được thực tập tại các studio làm game có các game lọt top US và Global. Ngoài ra, HB Academy cam kết giới thiệu việc làm cho 100% học viên tốt nghiệp tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Thông tin chi tiết có tại đây https://hbacademy.edu.vn/danh-sach-khoa-hoc/
Các ưu đãi hấp dẫn, cùng với học bổng lên tới 10 TRIỆU ĐỒNG đang chờ bạn khám phá. Số lượng có hạn, vui lòng liên hệ với HB Academy ngay hôm nay để được tư vấn.

Cùng với sự phát triển của ngành lập trình game, Unity trở thành một trong những công cụ lập trình game được các developer ưa thích hàng đầu. Vậy đâu là những kỹ năng giúp bạn trở thành một lập trình viên Unity chuyên nghiệp, hãy để bài viết này giải đáp cho bạn nhé!

Để có thể trở thành một lập trình viên Unity chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho bản thân các kiến thức lập trình căn bản
Unity là một công cụ hỗ trợ lập trình game vô cùng hiệu quả. Nhưng để có thể sử dụng Unity hiệu quả nhất, bạn cần có các kiến thức lập trình. Unity có khả năng hỗ trợ đồ họa cho cả hai dòng game 2D và 3D, với các chức năng lập trình qua các ngôn ngữ C#, Boo và Unity Script, tuy nhiên, hai ngôn ngữ Boo và Unity Script đã bị loại bỏ. Vì vậy, về cơ bản, khi sử dụng Unity, các lập trình viên sẽ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ C#.
Hiện nay, theo thống kê, có hơn 50% game trên thị trường được thai nghén từ cái nôi mang tên Unity. Bạn có thể kể đến những tựa game đình đám như Pokemon Go, Axie Infinity, Genshin Impact, Tốc Chiến… Bạn có mong muốn bản thân tự tạo được ra một trò chơi đạt top trên bảng xếp hàng video game trên toàn cầu không?
Chỉ C# là không đủ. Bởi để bạn có thể thành thạo C#, bạn sẽ cần có nền tảng C++ và Java vững chắc. Bạn càng nắm rõ các ngôn ngữ lập trình, bạn càng có thể phát huy các điểm mạnh của Unity.

Tiếp theo, bạn cần có một vốn tiếng Anh thành thạo
Trong thời kì hội nhập như hiện nay, tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu. Với lập trình Unity, các bạn lại càng cần đến kỹ năng tiếng Anh. Thành thạo kĩ năng đọc tiếng Anh sẽ giúp bạn chủ động tìm hiểu thêm các giáo trình lập trình, tiếp xúc với các kĩ thuật tiên tiến của quốc tế, tiếp cận với các cộng đồng developer trên toàn thế giới.
Ngoài ra, tiếng Anh giúp bạn dễ dàng trao đổi với các đối tác nước ngoài. Trong ngành phát triển game tại Việt Nam, hiện nay, các công ty đa phần đều đóng vai trò “công xưởng” làm game, phụ trách chính phần lập trình theo yêu cầu của đối tác. Vì thế, bạn càng giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo, bạn càng dễ dàng hoàn thành các dự án với các doanh nghiệp quốc tế hơn.

 

Kỹ năng thứ ba một lập trình viên Unity cần có chính là khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ
Bạn nghĩ rằng lập trình game thì chỉ cần biết về những dòng code cao siêu trên màn hình? Bạn nghĩ rằng lập trình game thì chỉ cần fix lỗi nhanh chóng, giải toán thật nhanh? Đúng, nhưng chưa đủ. Ngành công nghiệp game, đặc biệt là video game ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, không phải game nào cũng có thể trở thành đứng đầu bảng xếp hạng, thu hút hàng triệu người chơi. Thứ cuốn hút khách hàng không nằm ở những dòng code phức tạp, mà nằm ở “thế giới trong game” mà bạn tạo ra. Những quy tắc cuộc trò chơi, đồ họa, âm thanh, ánh sáng, thiết kế nhân vật… tất cả hòa trộn với nhau để tạo thành một thế giới độc nhất vô nhị của bạn. Thế giới trong game của bạn càng độc đáo, càng thu hút, tỷ lệ thành công của trò chơi càng cao. Và để làm được điều đó, bạn cần đến khả năng sáng tạo. Những ý tưởng tuôn trào, bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt đời thường, cho đến những tưởng tượng vĩ mô, đều có thể trở thành chất liệu, trở thành từng viên gạch nền xây nên đế chế trò chơi của riêng bạn.

Cuối cùng, kỹ năng lập trình viên game cần chính là kỹ năng sử dụng Unity thành thạo
Unity có rất nhiều module và tính năng khác nhau, nhằm hộ trợ lập trình viên tạo ra một game tốt nhất. Không chỉ vậy, phần mềm còn có một kho tàng dịch vụ, resoure có sẵn. Nếu tận dụng được hết điểm mạnh này, bạn sẽ rút ngắn được kha khá thời gian mày mò tự code một trò chơi mới hoàn toàn. Unity Editor cũng là một công cụ hữu hiệu, thậm chí hỗ trợ được cho cả những người “tay mơ” như Designer, giúp họ có thể tham gia vào quá trình làm game, giao tiếp hiệu quả hơn với developer.
Mặc dù được mệnh danh là một phần mềm hỗ trợ làm game đỉnh cao, nhưng Unity còn có những điểm yếu riêng. Chỉ khi bạn hiểu rõ và sử dụng thành thạo Unity, bạn mới có thể tìm ra những giải pháp để khắc phục các thiếu sót này.

Nếu bạn trở thành lập trình viên Unity, hãy tham khảo ngay khóa học LẬP TRÌNH GAME VỚI UNITY tại HB ACADEMY. Khóa học bao gồm 38 buổi với kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Unity. Lý thuyết kết hợp nhuần nhuyễn với thực hành đưa cho bạn cơ hội tạo ra video game riêng mình. Không chỉ vậy, HB Academy cam kết giới thiệu việc làm cho 100% học viên tốt nghiệp tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Thông tin chi tiết có tại đây (https://hbacademy.edu.vn/danh-sach-khoa-hoc/).

Hãy liên hệ với HB ACADEMY ngay hôm nay để bắt đầu con đường trở thành lập trình viên Unity chuyên nghiệp của bạn. Các ưu đãi hấp dẫn, cùng với học bổng lên tới 50% học phí đang chờ bạn khám phá.

C# hay còn gọi là C sharp là một trong những ngôn ngữ lập trình có tính ứng dụng rất cao, đặc biệt là trong lập trình game và ứng dụng mobile. Vậy bạn đã hiểu hết về C# chưa? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngôn ngữ này nhé.

Các thông tin cơ bản về C#

C# là gì?

C#, hay còn được gọi là C sharp là một ngôn ngữ lập trình cơ bản, được các lập trình viên đánh giá là một loại ngôn ngữ tuy đơn giản nhưng rất hiện đại và hiệu quả. C# lần đầu ra mắt vào năm 2000, do đội ngũ develop của Microsoft phát triển. C Sharp chủ yếu được xây dựng và phát triển dựa hai “cây đại thụ” trong đội ngũ ngôn ngữ lập trình là C++ và Java. Nó được coi là ngôn ngữ lập trình cân bằng giữa Java, C++, Visual Basic và Delphi, tập hợp nhiều ưu điểm của các loại ngôn ngữ lập trình phức tạp.

C# có ứng dụng gì?

C# là thứ ngôn ngữ lập trình được ứng dụng nhiều nhất để xây dựng các app mobile, ứng dụng Windows, web, game. C# còn có thể tạo các dự án Project Console C# trong Visual Studio, kết hợp với Unity tạo nên các game đa nền tảng nhanh chóng và chuyên nghiệp.

 

Những ưu điểm đột phá của ngôn ngữ lập trình C#

Vì sao C# ngày càng được các lập trình viên, đặc biệt là các nhà phát triển game ưa thích? Hãy cùng HB Academy điểm qua những ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ này nhé.

C# là ngôn ngữ lập trình tương đối đơn giản so với các ngôn ngữ lập trình khác

C# được xây dựng trên nền tảng của Java và C++, thế nhưng nó đã được lược bớt một số đặc điểm phức tạp, bao gồm template, đa kế thừa, virtual base class hay là macro và thay bằng hỗ trợ thực thi giao diện interface. Dù vậy, C# vẫn có diện mạo và công thức, toán tử tương đối tương đồng với C, C++ và Java. Các kỹ sư của Microsoft đã tối ưu và giản lược bớt đi các phần phức tạp, để người dùng có thể dễ tiếp cận hơn với C#. Tất nhiên, nếu bạn là một người thành thạo C và Java, C# sẽ trở thành một “món ngon dễ chén” của bạn. Có lẽ chính bởi thế, C# đã trở nên phổ biến bởi tính đơn giản và đa năng.

 

C# sử dụng rất ít từ khóa

So với các ngôn ngữ khác, bộ từ khóa của C# chỉ giao động trong khoảng 80 từ. Hầu hết các từ khóa của C# là để mô tả các thông tin. Tuy ít nhưng chất, bộ từ  khóa này của C# có thể hỗ trợ bạn làm hầu hết các nhiệm vụ rồi.

C# là một ngôn ngữ lập trình an toàn và tối ưu

C Sharp có các đặc tính tự động như xử lý ngoại lệ, dữ liệu mở rộng, thu gom bộ nhớ tự động Garbage Collector khi không sử dụng nữa, và đặc biệt chính là bảo vệ mã nguồn. C# có khả năng kiểm tra dữ liệu rất chặt chẽ, đồng thời quản lí bộ nhớ rất tốt. C Sharp cũng không cho phép người dùng chuyển đổi dữ liệu, vì thế hạn chế được các bug có thể xảy ra. Không dừng lại ở đó, hệ thống C# còn có thể cảnh báo một số lỗi cơ bản như sai cấu trúc, sai tên… ngay trong quá trình code chứ không cần phải chạy thử.

Các tính năng này khiến loại ngôn ngữ này trở nên hiện đại hơn, đáp ứng được các nhu cầu thực tế một cách dễ dàng hơn, đồng thời cũng an toàn hơn rất nhiều. Ngoài ra, các dữ liệu bên trong C Sharp được đánh giá là tương đối linh hoạt hơn so với các ngôn ngữ khác nên cũng sẽ ít xảy ra lỗi hơn.

Hỗ trợ tạo ứng dụng đa nền tảng

C# là một ngôn ngữ đa năng, nó hoạt động chính trên 2 nền tảng .NET framwork và Windows cùng như các nền tảng open-source. Nhưng đồng thời, khi sử dụng C#, bạn bắt buộc phải phụ thuộc vào 2 nền tảng này.

Tuy nhiên, bạn còn có thể tái sử dụng các thành phần và chuyển đổi giữa các nền tảng giúp tiết kiệm thời gian. Với sự hỗ trợ của .NET Framework, các lập trình viên có thể phát triển game, WPF, ứng dụng Windows Forms hoặc ứng dụng web và mobile với C# nhanh chóng và dễ dàng.

C# là một ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng

Object-oriented programmin dịch tiếng Việt là lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình với 4 tính chất điển hình: tính đóng gói, tính đa hình, tính trừu tượng và tính kế thừa. C# hoàn toàn có thể hỗ trợ tất cả các đặc tính trên. Ngoài ra, C# còn cung cấp những đặc tính hướng thành phần như là Property, Event.

Chinh phục C#, nắm chắc trong tay cơ hội việc làm

Có thể khẳng định, hiện nay, C# là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong việc lập trình game và ứng dụng. Và sự kết hợp giữa C# và Unity sẽ là bộ đôi hoàn hảo giúp các lập trình viên game thỏa sức xây dựng lên thế giới trò chơi của riêng mình trên mọi nền tảng. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam luôn tìm kiếm các lập trình viên trẻ, thạo kĩ năng, trong đó đặc biệt cần đến các lập trình viên game chuyên sâu với C# và Unity. Vì thế, chinh phục được C#, bạn không cần lo lắng về cơ hội việc làm sau này.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về C# nói riêng và lập trình game nói chung, bạn có thể tham khảo các khóa học lập trình của HB Academy. Với đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, cam kết giới thiệu việc làm đầu ra, môi trường giáo dục chuyên nghiệp sát thực tế, HB Academy sẽ chắp đôi cánh cho bạn bay xa trên chặng đường trở thành lập trình viên.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn khóa học phù hợp với bạn.

Bạn có biết, hiện nay, hơn 50% trò chơi trên thị trường đều được lập trình bằng Unity? Lập trình game Unity đã và đang trở thành một xu hướng lập trình mới được các bạn trẻ yêu thích. Sự kết hợp giữa nghề IT và game đã hình thành một khái niệm mới – Game Developer – Lập trình trò chơi. Với sự mới mẻ, sáng tạo, cùng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở, ngành nghề này đang ngày càng thu hút nguồn lao động trẻ. Vậy rốt cuộc, lập trình game Unity là gì? Bài viết này sẽ giải đáp tường tận cho bạn về lập trình game Unity, hãy cùng chúng tôi khám phá nhé. 

Lập trình game Unity là gì? 

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu về cái tên Unity. 

Unity thực chất là một game engine, ứng dụng được cho nhiều nền tảng khác nhau, đến từ công ty Unity Technologies. Lần đầu ra mắt vào năm 2005, Unity ban đầu chỉ áp dụng cho hệ điều hành OS X, đến nay, engine này đã mở rộng ứng dụng lên tới gần 30 nền tảng khác nhau. Các nhà lập trình chủ yếu sử dụng nó để phát triển và xây dựng video game trên điện thoại, máy tính và consoles (Play Staytion…). 

Unity có khả năng hỗ trợ đồ họa cho cả game 2D và 3D. Nó gồm các chức năng được viết chủ yếu qua ngôn ngữ C#, Boo và Unity Script, tuy nhiên, đến nay, hai ngôn ngữ Boo và Unity Script đã bị loại bỏ. Vì vậy, về cơ bản, khi sử dụng Unity, các lập trình viên sẽ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ C.

Hiện nay, theo thống kê, có hơn 50% game trên thị trường được thai nghén từ cái nôi mang tên Unity. Bạn có thể kể đến những tựa game đình đám như Pokemon Go, Axie Infinity, Genshin Impact, Tốc Chiến…Unity Engine được sử dụng rất rộng rãi, lấn sân trong mọi dòng game khác nhau.

Cách Unity vận hành để tạo ra các trò chơi điện tử. 

Khi sử dụng Unity Engine để làm game, bạn cần phải làm quen với một số khái niệm chính như: GameObject, Component, Script…

Mỗi đối tượng trong game đều có các component. Các component – thường tương ứng với 25 khung hình trên giây, sẽ là các hình ảnh, hành động, mã điều khiển… cấu tạo nên hoạt động của Game Object. 

Và bao trùm lên tất cả, đóng vai trò rất quan trọng chính là Script. Nó là một dạng tập tin có chứa các mã nguồn, thông qua script, lập trình viên có thể chỉnh sửa các component trong game. Mỗi đoạn mã lại gồm 3 thành phần chính là biến (variable), hàm (function) và chú thích (comment). 

Các tính năng cơ bản của Unity Engine.

Đến với Unity, bạn có thể tạo ra được các game đồ họa 2D và 3D. Unity có thể tối ưu với tính năng kéo và thả (drag and drop), đồng thời dễ dàng tạo giao diện UI cho mọi trò chơi. 

Unity Engine còn có thể tạo các trò chơi có lượng người chơi lớn, kết hợp AI, AR, VR trong game. 

Không chỉ thế, với Unity Editor, lập trình viên có thể sự dụng kho công cụ vô cùng phong phú để tạo các mô hình 3D một cách nhanh chóng, chỉ cần drag and drop. Với công cụ này, bạn có thể không quá chuyên sâu về code, bạn vẫn có thể tạo được ra một trò chơi đơn giản. 

Các ưu điểm nổi bật của Unity.

Đầu tiên, đó chính là sự xuất hiện của Unity Editor. 

Có thể nói, Unity Editor là một “cuộc cách mạng” trong lập trình game, khi giờ đây, các artist, designer cũng có thể trực tiếp bước một chân vào quá trình lập trình game. Unity Editor hỗ trợ cho các “tay ngang” tạo các script một cách chi tiết nhất, thông qua các folder chứa các scene, group scene. Thậm chí, họ có thể tự tạo mô hình mô phỏng để test trước khi chuyển giao cho các lập trình viên chuyên nghiệp hoàn thiện. 

Công cụ này không quá khó dùng, nhưng có thể hỗ trợ các bộ phận thiết kế và lập trình phối hợp nhịp nhàng, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm thời gian.

Viết code một lần, dùng đa nền tảng. 

Với ngôn ngữ C#, tận dụng các phần mềm như VSCode để viết code một lần, đồng thời tận dụng Unity Editor, bạn có thể tạo ra một game, chạy trên nhiều nền tảng. 

Cho đến nay, Unity được nhiều lập trình viên yêu thích chính là bởi khả năng xây dựng game trên rất nhiều các nền tảng khác nhau. Bao gồm: Google Cardboard, Google Daydream, Microsoft HoloLens, Windows, Windows Phone, Windows Store,  iOS, Linux, macOS, WebGL, Android, Android TV, Fire OS, Facebook Gameroom, Gear VR, HTC Vive,Nintendo 3DS family, Nintendo Switch, Oculus Rift, PlayStation Vita, PlayStation 4, PlayStation VR,  Tizen, Samsung Smart TV, tvOS, Wii U và Xbox One.

Unity ghi điểm với kho dịch vụ phong phú dành cho các nhà phát triển.

Khi sử dụng Unity, lập trình viên có thể tận dụng các dịch vụ mà Unity cung cấp, bao gồm:  Unity Collaborate, Unity API,  Unity Multiplayer, Unity Ads, Unity Certification, Unity Cloud Build, Unity Everyplay, Unity Analytics and Unity Performance Reporting.

Không chỉ thế, kho modules sẵn có của Unity cũng vô cùng phong phú. Nếu bạn dùng gói miễn phí, bạn vẫn có thể sử dụng, chỉ là trong game của bạn sẽ có logo của Unity. Các plug-in có trả phí trên Unity cũng rất đa dạng, tận dụng nguồn tài nguyên này, với chi phí không quá cao, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một trò chơi đứng đầu bảng xếp hạng. 

Một số nhược điểm khi sử dụng Unity.

Bên cạnh những điểm mạnh đột phá mà Unity mang lại cho cộng đồng làm game, nó vẫn có một số nhược điểm nho nhỏ. 

Đầu tiên, đó chính là dung lượng của game.

Các game phát triển bởi Unity Engine có dung lượng khá lớn. Điều này gây hạn chế khá lớn đối với các dòng game trên web.

Tiếp theo, Unity hỗ trợ chưa thực sự tốt cho các dòng game 2D. Nếu như các công cụ để thiết kế game 3D của Unity rất mạnh, thì các plugin cho 2D lại chưa thực sự đa dạng. 

Và điểm yếu cuối cùng chính là nằm ở các bản update của Unity. Dẫu rằng, việc liên tục cập nhật và cho ra đời các phiên bản Unity thể hiện rằng công ty đang ngày càng nâng cấp công nghệ. Tuy nhiên, các đời Unity giữa các năm lại có thể xung đột lẫn nhau. Nếu một dự án được chuyển giao giữa các phiên bản Unity khác năm, có thể game sẽ xuất hiện các bug, lỗi scipt, lỗi hình ảnh… Vì vậy, bạn cần cẩn trọng khi cập nhật các phiên bản Unity.

Lập trình game với Unity có khó không? 

Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong Unity là C#, do đó, bạn cần phải nắm vững ngôn ngữ này. 

Để có thể tiến xa trong nghề lập trình game, bạn cần phải có một sức sáng tạo mãnh liệt, để có thể tạo nên những trò chơi mới mẻ, những thế giới màu nhiệm của chính bạn và riêng bạn mà thôi. Hơn hết, bạn cần phải có một nền tảng kỹ năng vững chắc. Unity có rất nhiều điểm mạnh để hỗ trợ bạn tạo ra một game như ý. Nhưng suy cho cùng, nó cũng chỉ là một công cụ mà thôi. Chỉ có kiến thức và kỹ năng lập trình bài bản, chắc tay mới có thể giúp bạn biết cách sử dụng công cụ một cách hiệu quả nhất. 

Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu con đường trở thành lập trình viên Unity, hãy tham khảo ngay khóa học LẬP TRÌNH GAME VỚI UNITY TẠI HB ACADEMY. 

Chỉ với 38 buổi, khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ và nắm vững các kiến thức nền tảng về Unity. Đồng thời, bạn có thể sử dụng thành thạo các công cụ và tự tạo ra trò chơi của riêng mình. Không chỉ vậy, HB Academy còn đem tới cho bạn cơ hội ứng tuyển vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Thông tin chi tiết có tại đây (https://hbacademy.edu.vn/danh-sach-khoa-hoc/). 

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lập trình game tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng lớn. Nắm chắc kĩ năng sử dụng Unity Engine, con đường lập trình game của bạn sẽ rộng mở. Còn chần chừ gì mà không liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu khám phá thế giới đầy thử thách nhưng cũng muôn phần thú vị mang tên UNITY.